Tìm hiểu về hệ thống điều khiển hành trình chủ động trên ô tô

Thảo luận trong 'Thế giới xe' bắt đầu bởi minhtao1987, 14/12/17.

  1. minhtao1987
    Offline

    minhtao1987 Expired VIP

    Hệ thống điều khiển hành trình chủ động là một tính năng an toàn không thể thiếu trên những mẫu xe hạng sang, cao cấp. Tuy nhiên, để biết Hệ thống có thực sự hữu dụng hay có đáng giá 2000-3000 USD, chúng ta cùng tìm hiểu.

    Hệ thống điều khiển hành trình chủ động ACC được nâng cấp từ hệ thống điều khiển hành trình cơ bản Cruise Control. Bởi vậy trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu cấp tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển hành trình (Cruise Control).

    Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động ACC - Active Cruise Control, có khả năng duy trì tốc độ của xe cố định theo ý muốn của lái xe, cảnh báo và tự động giảm tốc khi khoảng cách với xe phía trước nhỏ hơn cho phép.

    >>> Xem thêm: trường dạy lái xe ô tô Tiến Thành uy tín

    Hệ thống điều khiển hành trình (Cruise Control): hệ thống này chỉ có một tính năng duy nhất là duy trì tốc độ cố định của xe trên đường cao tốc, hệ thống sẽ tự ngắt nếu như đạp côn, đạp phanh hay góc xoay vô lăng lớn.

    Nguyên lý hoạt động hệ thống điều khiển hành trình

    Bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điều khiển hành trình cơ bản là bộ xử lý tín hiệu trung tâm (Cruise Control Computer). Bộ xử lý trung tâm sẽ tiếp nhận 4 tín hiệu chính: góc quay vô lăng, tiếp điểm ly hợp, tiếp điểm chân phanh cảm biến tốc độ xe. Trong đó, 3 tín hiệu đầu có tính chất như công tắc ngắt hệ thống một cách tự động nếu có bất cứ sự thay đổi nào, VD: hệ thống điều khiển hành trình sẽ ngắt ngay sau khi đạp phanh… Còn tín hiệu tốc độ của xe mới là cơ sở tính toán của bộ xử lý trung tâm.
    [​IMG]
    Tín hiệu tốc độ xe sẽ được truyền liên tục vào bộ xử lý, nếu tốc độ xe vượt quá tốc độ cài đặt của lái xe, bộ xử lý trung tâm sẽ thông qua van chân không (Vacuum Actuator) đóng bớt độ mở bướm ga (Throttle Valve). Khi tốc độ đã đạt đúng giá trị cần thiết, hệ thống sẽ cố định vị trí bướm ga giúp xe chạy đúng tốc độ đó. Ngược lại khi tốc độ nhỏ hơn giá trị cài đặt, bộ xử lý trung tâm sẽ điều khiển mở rộng bướm ga giúp xe chạy đến tốc độ cần thết và lại giữ nguyên vị trí bướm ga.

    >>> Xem thêm: bí quyết chăm sóc xe ô tô mùa nắng nóng

    Sử dụng hệ thống điều khiển hành trình trên xe hơi: Thông thường một chiếc xe được trang bị hệ thống này sẽ có 3 nút điều khiển cơ bản (không tính 2 nút tắt/mở).

    -Nút Coast có chức năng giảm tốc độ hành trình, thông thường mỗi lần ấn sẽ giảm 1 dặm hoặc 1 km/giờ. Nếu giữ chặt nút, hệ thống sẽ điều khiển giảm tốc độ liên tục.

    - Nút Set / Accel có 2 chức năng: lần ấn đầu tiên có chức năng thiết lập tốc độ hành trình bằng chính tốc độ hiện thời của xe, nếu tiếp tục ấn hệ thống sẽ tăng tốc độ của xe lên, thông thường tăng 1 dặm hay 1 km/giờ với 1 lần ấn. Nếu giữ chặt nút, hệ thống sẽ điều khiển tốc độ xe tăng liên tục.

    -Nút Resume có chức năng khôi phục lại tốc độ hành trình trước đó đã bị ngắt.

    Vào thời điểm hiện tại hệ thống ACC thường sử dụng sóng ngắn (khoảng 77GHz: 77 triệu tín hiệu/1 giây), tuy có khả năng quét khá nhanh nhưng khoảng cách nhận biết chỉ trong khoảng 492 feet (150m). Hiện tại hệ thống đặt tốc độ hành trình chủ động có hiệu quả trong phạm vi 30km/h đến 180km/h.

    Hệ thống điều khiển hành trình chủ động (ACC: Adaptive Cruise Control): Hệ thống ACC được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ của hệ thống điều khiển hành trình cơ bản, ACC ngoài tính năng đặt tốc độ hành trình cho xe mà nó còn có khả năng tự giảm tốc khi có chướng ngại vật phía trước. Để có thể nhận biết được chướng ngại vật phía trước, hệ thống ACC được gắn thêm một radar phía đầu xe.

    >>> Xem thêm: cách chỉnh gương chiếu hậu xe ô tô

    Hệ thống điều khiển hành trình chủ động thường có ý nghĩa ở những nước đang phát triển như Mỹ, Đức, Anh,… bởi xe cộ thường xuyên phải chạy trên xa lộ, việc cài đặt tốc độ cho hành trình sẽ giúp lái xe “nhàn nhã” hơn, đặc biệt là không bao giờ xảy ra việc chạy xe quá tốc độ cho phép. Hiện nay, hệ thống điều khiển hành trình chủ động thường được trang bị trên những mẫu xe hạng sang, cao cấp như BMW 7 Series, Mercedes-Benz S Class, Audi A8, Lexus LS460… và thường có mức giá tùy chọn giao động từ 2000 đến 3000 USD.

    Tại Việt Nam, tính năng an toàn này gần như ít sử dụng, do hệ thống đường sá còn chưa phát triển, đặc biệt là quá nhiều khu vực giới hạn tốc độ, ngay cả trên đường quốc lộ.
     

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)